Giáo dục Việt Nam

Saturday, June 11, 2011

Phát triển lúa lai Việt Nam nhìn từ mục tiêu Trung Quốc

FOODCROPLECTURE. Phát triển lúa lai Việt Nam là chặng đường còn dài, còn nhiều thay đổi nhưng vẫn cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai. Việt Nam tiếp cận công nghệ lúa lai từ những năm 1992 chậm sau Trung Quốc gần 30 năm, nước hiện tại có lúa lai đạt khoảng 63% tổng diện tích lúa trồng của Trung Quốc, năng suất bình quân hạt giống F1 đạt 3,5 – 4 tấn/ha, có mục tiêu lúa lai đạt năng suất tiềm năng giai đoạn 3 trên 13.5 tấn/ha (2006-2015) (Jiming Li, Yeyun Xin, Longping Yuan, 2009).

Lúa lai thương phẩm ở Việt Nam được phát triển mạnh ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên và đang dần mở rộng hướng Nam. Năng suất bình quân lúa lai vượt hơn lúa thuần 15-20% trở thành định hướng quan trọng trong nghề sản xuất lúa. Sử dụng hiệu quả ưu thế lai tạo giống F1 năng suất cao càng trở nên quan trọng. Năng suất bình quân hạt giống F1 đã tăng từ 302kg/ha từ năm 1992 lên 2 tấn/ha năm 2002 và hiện nay khoảng 2,5 - 3 tấn/ha và có mục tiêu nâng cao hơn để đạt 3-4 tấn/ha. Hiện tại tổ hợp lúa lai 2 dòng có 115 ha, lúa lai 3 dòng có 1.246 ha. Hai tỉnh có diện tích sản xuất lúa lai F1 lớn nhất chiếm 60% diện tích cả nước là Quảng Nam (304 ha), Đắc Lắc (471 ha).

Diện tích sản xuất giống lúa lai F1 có xu thế giảm những năm gần đây. Tỷ lệ tự túc giống lúa lai trong nước vẫn chỉ giữ 20%, cần phấn đấu nâng mục tiêu lên 50% và hiện tại chỉ chiếm khoảng 10% diện tích sản xuất lúa lai thương phẩm có thương hiệu giống lúa lai Việt Nam (TS. Lê Hưng Quốc). Viện CLT-CTP đặt mục tiêu năng suất tiềm năng lúa lai trên 12 tấn/ha và năng suất thực 8 tấn/ha đến năm 2015 (PGS.TS Nguyễn Trí Hoàn). Lượng hạt giống F1 từ khoảng 2000 ha vụ Đông Xuân 2010 giảm xuống 1.361 ha vụ Đông Xuân 2011 (Nguyễn Trí Ngọc) phấn đấu đạt mục tiêu 3000 ha năm 2012 và 5000 ha năm 2015 để sản xuất lúa lai bền vững (TT. Bùi Bá Bổng).

Sản xuất hạt của lúa lai đòi hỏi tính chuyên nghiệp và những điều kiện tối thiểu. Việt Nam chọn tạo giống lúa lai F1 còn ít, đặc biệt là giống lúa 3 dòng, một phần do còn thiếu nhiều dòng bố mẹ cho sản xuất hạt lai F1. Thiếu dòng bố mẹ đang là vấn đề lớn cho sản xuất hạt lai F1. Tổng kinh phí khuyến nông giành cho lúa lai là 15 tỷ đồng từ năm 1991 đến năm 2006, kinh phí khuyến nông hổ trợ sản xuất giống khoảng 52 tỷ đồng từ 1994 đến 2007 và được tiếp tục đầu tư chọn tạo giống F1 trong nước. Mục tiêu 2015 đạt 5.000 ha lúa F1 sẽ còn gặp nhiều khó khăn. - HL tổng hợp
Xem thêm

FOODCROPS. LƯƠNG THỰC VIỆT NAM

No comments:

Post a Comment

.

OAR@ICRISAT:

BIOVN

SÁCH SINH HỌC TIẾNG ANH

SINH HỌC ỨNG DỤNG

PLANT BOOKS

SÁCH SINH HỌC